Bí quyết xác định cường độ tập hợp lý
- Người viết: Sport1 / lúc
- Tin tức
Cường độ luyện tập hợp lý luôn là vấn đề đáng quan tâm với các gymer. Tuy nhiên, đây lại là một vấn đề rất đơn giản và dễ nắm bắt, chỉ cần người tập dành thời gian lắng nghe bản thân sau mỗi động tác. Cùng SPORT1 tìm hiểu bí quyết xác định cường độ tập hợp lý qua bài viết sau.
Làm thế nào để ước lượng cường độ luyện tập?
Hiểu được giới hạn của bản thân luôn là yếu tố then chốt để xây dựng chương trình tập gym với cường độ luyện tập hợp lý. Để biết khả năng và mong muốn của bản thân thật ra không khó. Vì những biểu hiện của cơ thể trong lúc tập là bằng chứng chân thật phản ánh mối tương quan giữa cơ thể và cường độ luyện tập của bạn.
Khi thực hiện các bài tập như chạy bộ hoặc đạp xe, cường độ luyện tập sẽ ứng với tác động của bài tập đó lên cơ thể bạn. Các biểu hiện có thể kể đến như tăng nhịp tim, nhịp thở, vã mồ hôi và cảm giác của các cơ bắp khi tập. Hai cách để bạn ước lượng cường độ luyện tập là dựa vào cảm giác cơ thể và nhịp tim của chính mình.
Cảm giác cơ thể
Khi tập gym, các biểu hiện của cơ thể sẽ phản ánh cường độ luyện tập, có thể chia ra làm 3 mức độ như:
• Tập vừa sức: Đây là mức tập bình thường mà bất kỳ người tập cũnng phải trải qua nếu muốn đạt được mục tiêu của mình. Cách nhận biết bạn đang ở mức tập này rất đơn giản: bạn thở nhanh nhưng không hụt hơi, vã mồ hôi chỉ sau 10 phút tập và có thể nói chuyện bình thường nhưng không thể hát.
• Tập cường độ cao: Đây mới là lúc thử thách ý chí của những người tập thể hình. Vì để đạt được mức này, bạn cần sự nỗ lực cũng như ý chí cao, tức là đầu tư nghiêm túc hơn về mặt thể lực. Các biểu hiện bao gồm: thở gắt và nhanh, vã mồ hôi chỉ sau vài phút tập và nói ngắt quãng. Thông thường, những người tập thể hình sẽ chỉ dừng ở mức này để tối đa hóa hiệu quả luyện tập.
• Tập quá độ: Hãy cẩn thận khi bạn ép bản thân quá mức. Nếu bạn cảm thấy không còn kiểm soát được nhịp thở, hay việc tập không thể kéo dài lâu như bạn ước lượng, điều đó cho thấy cường độ luyện tập đang vượt xa so với khả năng chịu đựng của cơ thể. Nên nhớ, cơ thể cần thời gian để thích nghi, nhất là với những bài khó và đòi hỏi nhiều năng lượng. Giải pháp cho bạn là giảm cường độ tập lại và từ từ rèn luyện thể lực của bản thân. Khi tập với cường độ quá cao, bạn cũng dễ gặp các hiện tượng như khóa khớp và thay đổi phạm vi chuyển động, vốn là những thói quen làm giảm tiến độ tập.
Nhịp tim
Một cách khác để ước lượng cường độ luyện tập đó là đo nhịp tim. Để áp dụng được phương pháp này, trước tiên bạn phải biết được nhịp tim tối đa của bản thân, bằng cách lấy 220 trừ cho số tuổi hiện tại. Ví dụ bạn 20 tuổi, nhịp tim tối đa sẽ là 220 – 20 = 200. Đây là số nhịp tối đa mà tim bạn có thể đập trong một phút luyện tập.
Khi đã có số nhịp tim tối đa, bạn sẽ tìm vùng nhịp tim lý tưởng tùy thuộc vào cường độ luyện tập mong muốn. Vẫn lấy ví dụ một người 20 tuổi ở trên, nếu tập vừa sức, khoảng nhịp tim lý tưởng của người này sẽ nằm trong khoảng 100 đến 140 (tức 50 đến 70% nhịp tim tối đa), nếu tập cường độ cao sẽ là từ 140 đến 170 (tức 70 đến 85% nhịp tim tối đa).
Khi cơ thể bị thiếu hoặc thừa cân, bạn có thể tập gần đầu mút thấp hơn (tức 50% và 70%). Nếu bạn đã thành thạo việc tập thể hình, đầu mút cao (70% và 85%) sẽ là các mốc bạn muốn hướng tới hơn.
Dù vậy, trên thực tế, không phải ai cùng tuổi cũng có khoảng nhịp tim lý tưởng như nhau. Để có thể đo nhịp tim lý tưởng theo thể trạng, bạn có thể thực hiện như sau:
- Đo nhịp tim lúc nghỉ trong một phút (tốt nhất là đo vào buổi sáng khi bạn vừa tỉnh dậy, đối với người trưởng thành, chỉ số này sẽ nằm trong khoảng 60 tới 100 nhịp một phút).
- Lấy nhịp tim tối đa trừ đi nhịp tim lúc nghỉ ra được chỉ số HHR (tạm gọi là số A)
- Nếu bạn muốn tập cường độ cao, hãy lấy số A x 0,7 = B, lấy A x 0,85 = C, sau đó cộng nhịp tim lúc nghỉ vào B và C, bạn sẽ có hai mốc nhịp tim lý tưởng ứng với thể trạng bản thân.
Lấy ví dụ một người 20 tuổi với nhịp tim lúc nghỉ là 70 và muốn tập cường độ cao, thì số A của người đó là 200 – 70 = 130. Vậy B = 130 x 0,7 = 91; C = 130 x 0,85 = 110.5. Tóm lại, nhịp tim lý tưởng của người đó nằm trong khoảng 161 tới 180,5. Nếu nhịp tim khi tập vượt ngoài khoảng này, người này nên xem lại cường độ luyện tập của bản thân.
Một số lưu ý trong cách tính và điều chỉnh chế độ tập luyện
Vừa rồi là những lý thuyết căn bản để xác định cường độ tập luyện, đừng vội vàng mà hãy đọc tiếp một số lưu ý nữa.
Cần lưu ý thêm, các bệnh sẵn có như béo phì, tiểu đường, huyết áp cao, thấp cũng ảnh hưởng tới khoảng nhịp tim lý tưởng của bạn. Vì vậy, người tập hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu chế độ tập, nhất là nếu muốn tập cường độ cao. Nghỉ ngơi đúng cách trong lúc tập luyện cũng là một phương pháp để bạn giảm căng thẳng và duy trì thói quen vận động.
Đôi khi nhịp tim tối đa sẽ có sự chênh lệch khoảng 15 – 20 nhịp mỗi phút so với cách tính của chúng ta. Nếu bạn muốn có một con số chính xác hơn nữa, hãy tham khảo tư vấn từ các huấn luyện viên hoặc bác sĩ sinh lý học.
Trong trường hợp bạn đang sử dụng một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp có thể làm thay đổi nhịp tim và cường độ luyện tập sau đó của bạn. Vì vậy hãy tham khỏa ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng chúng cũng như bất kỳ loại thuốc nào khác.
Cuối cùng, hãy bấm giờ và hoàn thành khuyến cáo tập luyện 150 phút cường độ trung bình hoặc 75 phút cường độ mạnh mỗi tuần của Bộ Y tế Mỹ. Nếu bạn là một người làm việc văn phòng nhiều, ít vận động thì bạn nên bắt đầu tập luyện ngay để có một cuộc sống khỏe mạnh. Nếu bạn đã quen với việc tập luyện, đừng vội tăng cơ quá nhanh vì sẽ sinh ra hiện tượng rạn da khi tập gym.
Với những chia sẻ trên từ SPORT1, bạn đã thử kiểm tra lại chế độ luyện tập của mình để chọn được cường độ tập phù hợp với thể trạng và mục đích tập chưa? Tập thể dục không phải cứ cường độ càng cao thì càng nhanh hiệu quả mà quan trọng là có lộ trình tập thích hợp và kiên trì cũng như duy trì tập luyện đều đặn để có sức khỏe dẻo dai. Hãy chọn một thiết bị tập bạn yêu thích tại SPORT1 để tập mỗi ngày tại nhà trong mùa dịch nhé.
Mua ngay thiết bị tập chính hãng chất lượng SPORT1 tại đây