NGƯỜI BỊ HEN SUYỄN CÓ NÊN CHẠY BỘ KHÔNG?

Chạy bộ là môn thể thao rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là đối với người bệnh. Liệu chạy bộ có phù hợp với người bị bệnh hen suyễn không? Cùng tìm hiểu với SPORT1 qua bài viết sau.

Bệnh hen suyễn và chứng hen suyễn do thể thao

Bệnh hen suyễn hay còn gọi là bệnh hen phế quản, thường xuyên sảy ra ở các nước phát triển do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường. Đây là một trong những căn bệnh về đường hô hấp rất khó có thể điều trị một cách triệt để được. Nhưng chúng ta lại có thể kiếm soát nó bằng cách điều trị tích cực và chăm sóc cơ thể thật tốt, hay vận động cơ thể qua các bài tập thể dục thể thao.

nguoi-bi-hen-suyen-co-nen-chay-bo-khong-anh1

Khi bị hen suyễn, các triệu chứng có thể nặng hơn khi bạn tập thể thao. Các hiện tượng thở rit, ho, thở gấp có thể xuất hiện sau khi vận động từ 5 đến 20 phút tùy theo tình trạng sức khỏe của bạn. Có những lúc, hiện tượng này sẽ xuất hiện ngay sau khi bạn ngừng tập. Với một số người, triệu chứng này có thể xuất hiện ngay cả khi họ không bị bệnh hen suyễn. Đó là chứng hen suyễn do thể thao.

Chạy bộ giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh hen suyễn

Cải thiện chức năng phổi

Chức năng phổi của những người bị hen suyễn là rất kém. Tuy nhiên mọi chuyện có thể được cải thiện nhờ tập thể thao, theo một nghiên cứu y khoa được thực hiện năm 2018. Chạy bộ thậm chí còn làm chậm quá trình suy giảm chức năng phổi theo tuổi.

nguoi-bi-hen-suyen-co-nen-chay-bo-khong-anh2

Tăng lượng oxy hấp thụ

Hoạt động thể chất nói chung và chạy bộ nói riêng giúp tăng dung tích phổi. Đó là cơ sở quan trọng giúp tăng lượng oxy hấp thụ cho cơ thể, từ đó giúp việc hít thở và sinh hoạt hằng ngày trở nên dễ dàng hơn.

Giảm viêm đường hô hấp

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan không hề nhỏ giữa chạy bộ và các bệnh viêm đường hô hấp. Kết quả đã chỉ ra chạy bộ có tác dụng giảm đáng kể các chứng viêm đường hô hấp, từ đó cải thiện tình trạng hen suyễn của người bệnh.

Người bị hen suyễn có nên chạy bộ không?

Với những phân tích trên, chúng ta thấy rõ ràng bệnh hen suyễn có thể được ngăn ngừa bằng các bài tập thể dục. Nhiều người mắc bệnh hen suyễn thường được khuyên chọn hình thức tập là chạy bộ . Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhìn nhận đây không phải là môn thể dục thuận lợi và dễ tập đối với những người mắc bệnh hen suyễn. Trong quá trình vận động, chạy bộ có thể gây ra một số áp lực cho cơ thể.

nguoi-bi-hen-suyen-co-nen-chay-bo-khong-anh3

Mũi con người làm việc như một máy lọc khí trước khi chúng vào phổi. Khi bạn chạy bộ, cơ thể có nhu cầu cung cấp nhiều không khí hơn nên bạn có thói quen hít thở thêm qua miệng. Lượng không khí qua miệng lúc này chưa được lọc kỹ sẽ khiến cơ thể tăng nguy cơ tiếp xúc với các chất gây dị ứng, khiến bạn xuất hiện triệu chứng của các cơn hen suyễn.

Vì vậy, tập chạy bộ khi bị hen suyễn cần lưu ý một số yếu tố nhất định. Và quan trọng nhất là trong quá trình chạy bộ, nếu bệnh nhân hen suyễn thường xuyên có biểu hiện lên cơn khó thở thì giải pháp tốt nhất là nên đổi sang các loại hình thể dục thể thao khác.

Người bị hen suyễn nên lưu ý gì khi chạy bộ

Hỏi ý kiến bác sĩ: Hen suyễn là một bệnh mãn tính cần hỗ trợ y tế thường xuyên và lâu dài. Vì vậy, bạn hãy hỏi ý kiến từ bác sĩ điều trị khi bắt đầu một hình thức luyện tập gắng sức, trong đó có chạy bộ. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên kiểm soát cơn hen và giúp bạn xây dựng kế hoạch tập luyện phù hợp.

nguoi-bi-hen-suyen-co-nen-chay-bo-khong-anh4

Luôn biết rõ giới hạn tập của mình: Chạy bộ có khả năng làm khởi phát cơn hen cao hơn so với những hoạt động thể chất khác nên bạn cần điều chỉnh việc tập luyện để kiểm soát các triệu chứng của cơn hen.

Quan tâm tới thời tiết khi chạy bộ: Thời tiết lạnh sẽ khiến cơn hen dễ xuất hiện hơn khi chạy bộ. Nếu cảm nhận không khí lạnh hơn, giải pháp tốt nhất dành cho bạn là chạy bộ trong nhà với máy chạy bộ. Máy chạy bộ mang lại đầy đủ hiệu quả như chạy bộ thực địa nhưng lại giúp bạn tránh xa các tác nhân gây ô nhiễm và thời tiết khó chịu bên ngoài.

nguoi-bi-hen-suyen-co-nen-chay-bo-khong-anh5

Mang theo bình xịt cắt cơn: Bạn nên nhớ dù chuẩn bị kỹ tới đâu thì cơn hen cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên bình xịt cắt cơn là vật bất ly thân với bạn. Dù chạy bộ ở bất cứ đâu cũng đừng quên người bạn đặc biệt này. Nếu chạy bộ trong nhà, cũng luôn nhớ để bình xịt cắt cơn trong tầm tay của bạn, tốt nhất là để ngay tại hốc để đồ trên máy chạy bộ.

nguoi-bi-hen-suyen-co-nen-chay-bo-khong-anh6

Khởi động kỹ và kết thúc tập từ từ: Việc thay đổi đột ngột trong quá trình tập có thể làm khởi phát các triệu chứng hen suyễn nên bạn hãy tăng dần cường độ tập luyện, bắt đầu từ việc khởi động kỹ. Trước khi dừng lại hẳn việc chạy bộ, hãy cho cơ thể khoảng thích ứng nhất định bằng cách giảm mức độ tập luyện từ từ.

Tắm sau khi chạy: Điều này sẽ giúp bạn giảm khả năng tiếp xúc với chất gây dị ứng theo mùa trong nhà của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể để lại quàn áo tập trong phòng giặt và vệ sinh giày sau khi chạy bộ. Tắm với nước ấm sẽ giúp cung cấp không khí ấm có ích cho bệnh hen suyễn.

Hy vọng với những chia sẻ trên của SPORT1, bạn đã có cái nhìn tổng thể về mối quan hệ giữa chạy bộ và bệnh hen suyễn. Chạy bộ tuy không phải là lựa chọn tập luyện tốt nhất nhưng người bị hen suyễn hoàn toàn có thể chạy bộ để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ cải thiện đường hô hấp. Và để giảm thiểu tối đa các tác nhân ô nhiễm, dị ứng cũng như thời tiết không thuận lợi, người bị hen suyễn nên lựa chọn chạy bộ trong nhà với Máy chạy bộ. Tại SPORT1 có đầy đủ các mẫu Máy chạy bộ hiện đại, bao gồm dòng máy chuyên chạy và dòng máy chạy đa chức năng phù hợp với mọi đối tượng, kể cả những bệnh nhân hen suyễn.

Tham khảo các mẫu Máy chạy bộ SPORT1 tại đây.

Video:

 

← Bài trước Bài sau →

Danh sách so sánh