KHÔNG GIẶT GIÀY ĐÚNG CÁC BƯỚC NÀY THÌ CHẢ MẤY MÀ PHẢI VỨT XÓ

GIẶT GIÀY MÙA MƯA VỪA SẠCH VỪA BỀN CHỈ VỚI 3 BƯỚC

"Của bền tại người", dù bạn có đầu tư đôi giày tiền triệu nhưng không biết cách chăm sóc, giặt giũ, giữ gìn thì cũng nhanh chóng xuống cấp thôi. Thao khảo ngay 3 bước giặt giày chuẩn không cần chỉnh để em yêu luôn như mới trong những ngày mưa nhé

 

Trong thời tiết ẩm ướt, mưa lớn như trong thời gian vừa qua, việc bảo quản những đôi giày thể thao là điều cần thiết. Đi giày ướt không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn gây ra một số bệnh về chân: mụn nước ở chân, nấm mốc trong giày, còn làm những người xung quanh khó chịu vì mùi hôi. Hãy cùng bỏ túi những bí kíp giặt giày thể thao hiệu quả trong mùa mưa này nhé!
 
 
 
Đối với các đôi giày thể thao, các bạn nên hạn chế việc giặt giày. Việc giặt giày thường xuyên sẽ làm giảm các chức năng của đôi giày đồng thời giảm độ bền của giày. Nếu chỉ bị dính nước thông thường, có thể phơi khô theo bước 3 trong bài viết này và sử dụng tiếp. Trong trường hợp một số bạn giặt giày tại nhà, hãy lưu ý thực hiện theo các bước sau nhé : 
 
Bước 1: Làm sạch bùn đất trên giày và dây giày.
Trước tiên, bạn phải tháo dây giày và miếng lót bên trong đôi giày, để là sạch bề mặt giày trước. Các miếng lót giày của các hãng như Puma, Nike hoặc Adidas đều có thể tháo ráp, ngoại trừ một vài đôi giày phần miếng lót được dán chặt, trong các trường hợp này, bạn không nên cố gắng tháo phần đệm lót.

Đế giày có thể tháo rời trong một số dòng Nike - Adidas khiến việc vệ sinh dễ dàng hơn
 
Bước 2: Giặt và lau khô bằng nước.
Nếu đôi giày “thân yêu” của bạn chỉ dơ phần đế hoặc vành dưới giày thì chỉ chà phần dư, không nên nhúng cả đôi giày vào nước sẽ làm giày bị ra màu và dễ bị nhão, phần đế lót dễ bị mục. Dùng bàn chải nhúng nước hoặc kem đánh răng chải nhẹ nhàng phần đế dơ, sau đó hãy dùng khăn lông ướt lau sạch và lau sơ lại bằng khăn khô. 
 
 
-       Nếu đôi giày bị dơ cả phần trên, hãy sử dụng một ít nước ấm để rửa giày, cũng vệ sinh bằng bàn chải đánh răng cũ nhúng nước rửa chén, nước giặt hoặc dầu gội đầu pha loãng với nước ấm, tránh không sử dụng những loại bột giặt có chất tẩy rửa mạnh (đặc biệt các loại giày có màu) vệ sinh từ trong ra ngoài và các cạnh khác, sau đó lau sạch bằng nước lạnh. Nếu vết bẩn bám vẫn không chịu đi, lúc này hãy sử dụng miếng rửa chén chà nhẹ nhàng, sau đó lau sạch bằng khăn long ướt. Khi đôi giày của bạn vẫn còn mùi khó chịu, hãy sử dụng nước tạo bọt soda (tỉ lệ 1:1) lau sạch.
 
-       Đối với loại giày có màu: Trước khi giặt giày nên thử nghiệm trên một phần bề mặt nhỏ ở giày xem xà phòng có làm bạc màu hay làm giày bạn ra màu hay không.
 
Bước 3: Phơi giày

 
Nhồi vào trong đôi giày bằng miếng nhồi, khăn giấy hoặc giấy văn phòng màu trắng (không sử dụng giấy báo hoặc giấy in có mực), để khô chung với dây giày, tránh không để gần lò sưởi, những dụng cụ nóng hoặc máy đang tỏa nhiệt nóng, vì tiếp xúc trực tiếp với giày sẽ làm cho giày của bạn bị khô nóng và nứt.
 
Phơi giày ở nơi có ánh nắng trực tiếp, tránh trường hợp để ở nơi quá ẩm ướt, giày lâu khô sẽ dễ bị ố và có mùi hôi.
 
Giặt khéo thế này giày trắng cũng giữ màu được mấy chục năm nha
 
Chúc các bạn có một mùa mưa an toàn, tiết kiệm và đồng hành lâu dài cùng đôi giày thân yêu !
← Bài trước Bài sau →

Danh sách so sánh