Bạn đã biết cách tập máy chạy bộ để hạn chế chấn thương chưa?

Máy chạy bộ là sản phẩm không còn xa lạ với người Việt trong những năm gần đây bởi tác dụng tuyệt vời mà chúng đem lại cho sức khỏe người tập. Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, việc sử dụng máy chạy bộ ngày càng trở nên đơn giản, phù hợp với mọi lứa tuổi. Tuy dễ sử dụng nhưng nếu tập luyện không đúng cách, máy chạy bộ cũng có thể khiến bạn gặp phải một số chấn thương nhất định. Cùng SPORT1 tìm hiểu qua bài viết sau.

 

Các chấn thương có thể gặp phải với máy chạy bộ

ban-da-biet-cach-tap-may-chay-bo-de-han-che-chan-thuong-chua-anh1

Chấn thương bàn chân là một trong những chấn thương bạn sẽ dễ gặp phải nhất khi đi bộ hoặc chạy trên máy chạy bộ bởi bàn chân là bộ phận tiếp xúc trực tiếp và chịu lực lớn khi bạn tập luyện trên máy. Chấn thương phổ biến liên quan đến bàn chân là viêm cân gan chân, gây ra sự đau nhức ở bàn chân và gót chân. Bởi vậy, khi lựa chọn máy chạy bộ, bạn hãy lưu ý chọn mua từ những thương hiệu lớn, nhà phân phối chính hãng có uy tín như SPORT1 để yên tâm về chất lượng sản phẩm, đặc biệt tính năng hỗ trợ bàn chân, giảm chấn tối đa với mặt băng chuyền năm lớp. Chúng sẽ tiếp nhận và hấp thụ lực tác động của bàn chân lên mặt băng chạy và hạn chế phản lực dội lại chân.

ban-da-biet-cach-tap-may-chay-bo-de-han-che-chan-thuong-chua-anh2

Một chấn thương khác cũng khá phổ biến khi tập máy chạy bộ là chứng đau đầu gối. Đau đầu gối cũng thường gặp cả khi bạn chạy bộ ngoài trời. Lý do là bạn đã chạy không đúng kỹ thuật khiến lực tác động lên đầu gối quá lớn hoặc đầu gối bị kéo căng liên tục. Đặc biệt khi bạn thường xuyên chạy trên mặt phẳng nghiêng, tư thế sai kỹ thuật hay bước chân sai, chứng đau đầu gối sẽ càng trở nên nghiêm trọng.

ban-da-biet-cach-tap-may-chay-bo-de-han-che-chan-thuong-chua-anh3

Nếu bạn thường xuyên tăng độ dốc của máy chạy bộ và duy trì mặt nghiêng trong thời gian dài thì lực tác động lên khớp hông và cơ bắp càng nhiều. Lúc đó dây thần kinh bị chèn ép, căng cơ và viêm gân. Nếu không được khắc phục và hỗ trợ điều trị đúng cách, bạn còn có thể gặp phải viêm bao hoạt dịch, viêm khớp, thậm chí kích thích trẹo xương phát triển. Ngay cả khi bạn chuyển từ chạy bộ sang đi bộ nhanh thì hông của bạn vẫn có thể bị đau.

ban-da-biet-cach-tap-may-chay-bo-de-han-che-chan-thuong-chua-anh4

Sử dụng các dây chằng quá mức là lý do khiến viêm gân hông, đặc biệt cơ hình lê hoặc cơ hông trong xảy ra khi bạn tập luyện trên máy chạy bộ. Triệu chứng của viêm gân hông bao gồm đau khi ngủ, khó chịu khi nằm hoặc ngồi lâu, khó di chuyển hông, thậm chí vùng hông bị chấn thương lúc nào cũng ấm nóng bất thường. Bất kỳ ai khi sử dụng máy chạy bộ mà nôn nóng rút ngắn các bước tập, coi thường bài khởi động và không làm theo hướng dẫn của Huấn luyện viên thì đều có thể gặp chứng viêm gân hông.

Để hông và các khớp chuyển động dễ dàng thì bạn cần lưu tâm đến bao hoạt dịch cùng các chấn thương liên quan tới chúng. Bao hoạt dịch là một đệm nhỏ nhưng mạnh mẽ giữ cơ và xương, nhằm ngăn chặn sự cọ sát rồi ra ma sát, ức chế khả năng chuyển động của hông. Trong đó, mấu chuyển xương đùi lớn và cung xương mu là những vị thường bị viêm bao hoạt dịch nhất. Lúc đầu sẽ chỉ là những cảm giác đau nhói ở vùng bị thương, sau đó lan rộng ra thành đau toàn bộ hông.

Cách tập luyện hạn chế chấn thương khi chạy với máy chạy bộ

Hãy tập với bộ trang phục phù hợp thay vì đơn giản set đồ áo phông cũ và quần dài. Bạn thật sự cần mặc quân áo gym, đặc biệt chú ý đến giày tập. Hãy chọn một đôi giày chạy tiêu chuẩn với chức năng đệm khí cao cấp giúp nâng đỡ bàn chân, hấp thụ phản lực và nhớ buộc dây giày thật chặt để ổn định bàn chân cũng như cổ chân khi tập luyện.

ban-da-biet-cach-tap-may-chay-bo-de-han-che-chan-thuong-chua-anh5

Bạn có biết nghe nhạc trong lúc tập chạy bộ giúp bạn hưng phấn hơn trong buổi tập không? Tuy nhiên, đừng lạm dụng các phương tiện giải trí tích hợp sẵn trên máy chạy bộ SPORT bởi nếu bạn cứ chăm chú vào chỉnh nhạc, bạn sẽ xao láng động tác tập khiến việc tập luyện trở nên lãng phí. Mặt khác, bạn cũng nên duy trì tư thế chạy bình thường thay vì liên tục thay đổi tư thế có thể khiến bạn chạy sai kỹ thuật dẫn đến chấn thương đầu gối hoặc hông.

Bạn có thể đốt cháy nhiều calo hơn khi tập luyện cùng máy chạy bộ thông qua tính năng điều chỉnh vận tốc và độ dốc của máy. Tuy nhiên, hãy lưu ý lựa chọn cường độ tập luyện vừa phải, thích hợp với thể trạng cá nhân bạn. Nếu bạn tập quá sức, cơ thể sẽ rất nhanh mệt mỏi, thậm chí phải vật lộn để theo kịp bài tập. Khi đó, bạn sẽ vô tình gây ra áp lực trên khớp khiến bạn ngã hoặc gặp các chấn thương khác.

 

Trên đây là những chấn thương hay gặp phải và cách hạn chế chấn thương đó khi tập luyện cùng máy chạy bộ. SPORT1 hy vọng bạn đã tìm ra được các lỗi sai cơ bản của mình để rút kinh nghiệm sửa chữa, giúp bài tập gọn gàng, an toàn, khoa học và đạt hiệu quả cao hơn. Với kinh nghiệm gần 30 năm phân phối các thiết bị tập chính hãng, SPORT1 luôn tự hào mang tới khách hàng những chiếc máy chạy bộ tốt nhất. Nếu bạn còn bỡ ngỡ chưa biết nên tập thế nào cho đúng kỹ thuật và phân bổ bài tập sao cho hợp lý thì bộ đôi Siêu máy tập Hecquyn và Zeus – độc quyền sáng chế bởi SPORT1 với chức năng Huấn luyện viên ảo sẽ là giải pháp hoàn hảo dành cho bạn và cả gia đình. Dù bạn là người mới tập hay đã tập luyện lâu, bạn cũng sẽ bị những chiếc máy chạy bộ siêu thông minh này chinh phục. Chỉ cần cắm điện, bật công tắc, Huấn luyện ảo hoàn toàn bằng tiếng Việt sẽ hướng dẫn bạn tỉ mỉ từng động tác từ khởi động đến vận động giãn cơ sau buổi tập.

Mua ngay Máy chạy bộ siêu thông minh của SPORT1 tại đây

← Bài trước Bài sau →

Danh sách so sánh