Người bị thoát vị đĩa đệm có nên tập xe đạp tập không?

Cuộc sống vất vả cùng nhiều thói quen xấu cùng sự chủ quan khiến số lượng bệnh nhân thoát vị đĩa đệm ngày càng tăng cao. Bên cạnh điều trị theo chỉ định thì tập thể dục cũng là yếu tố quan trọng hỗ trợ chữa bệnh được nhiều bác sĩ khuyến cáo. Trong đó, đạp xe là môn thể thao dễ thực hiện và mang lại nhiều lợi ích. Cùng SPORT1 tìm hiểu tác dụng và phương pháp tập xe đạp đúng cách cho người bị thoát vị đĩa đệm qua bài dưới đây nhé.

 

Tác dụng của đạp xe với người bị thoát vị đĩa đệm

người-bị-thoát-vị-đĩa-đệm-có-nên-tập-xe-đạp-tập-không-ảnh1

Đạp xe có rất nhiều tác dụng với sức khỏe, đặc biệt với người mắc chứng thoát vị đĩa đệm. Tập luyện thường xuyên với lộ trình ổn định và phù hợp sẽ giúp cải thiện sức khỏe người bệnh, hỗ trợ điều trị bệnh đạt hiệu quả.

+ Giúp các cơ và xương khớp hoạt động tốt hơn thông qua việc vận động thường xuyên giúp tăng sự linh hoạt và chắc khỏe cho xương khớp.

+ Giúp kéo giãn các gân cơ, cột sống: gia tăng khoảng cách giữa các đốt sống thắt lưng và cổ giúp cơ thể dẻo dai và khỏe mạnh hơn, mang đến lợi ích tích cực trong điều trị thoát vị đĩa đệm.

+ Cải thiện tuần hoàn máu: đạp xe giúp máu được lưu thông tốt hơn, tăng lượng oxy đi vào các tế bào trong cơ thể để cơ thể hoạt động hiệu quả hơn.

+ Cải thiện hô hấp: Tăng thể tích khí lưu thông cũng như khả năng sử dụng oxy đối với các mô ở mức độ khác nhau, làm giảm khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp.

 

Lựa chọn loại xe đạp tập phù hợp với người thoát vị đĩa đệm

Hiện nay, trên thị trường có 2 dòng xe đạp tập cơ bản là xe đạp đứng và xe đạp ngồi. Trong khi xe đạp đứng có yên cao và yêu cầu người tập phải cúi thấp người về phía trước khi đạp xe thì xe đạp ngồi lại có ghế ngồi để tựa lưng. Đối với người bị thoát vị đĩa đệm thì dòng xe đạp ngồi phù hợp hơn bởi người bệnh khi đạp xe sẽ có tư thế thoải mái như đang ngồi thư giãn trong khi chân vẫn được vận động, tránh gây áp lực lên cột sống, tốt cho cơ lưng và hông.

người-bị-thoát-vị-đĩa-đệm-có-nên-tập-xe-đạp-tập-không-ảnh2

Tư thế được khuyến cáo khi tập xe đạp tập dạng ngồi là:

+ Tựa lưng vào phần ghế ngồi kết hợp điều chỉnh ghế để ngả nhẹ về phía sau, giúp cơ thể ở vị trí thoải mái nhất

+ Hai tay nắm vào tay cầm, hai chân đặt vào bàn đạp phía trước

Người bệnh lưu ý khi đạp xe phải thực hiện đủ 4 động tác: đạp, kéo, nâng, đẩy. Chân đạp mạnh xuống dưới, bàn chân co lại và kéo lên trên, nâng bàn đạp lên rồi lại đẩy xuống dưới. Hãy đạp xe một cách nhịp nhàng theo nhịp thở và đều đặn để cơ thể được vận động mà không bị quá sức hay gặp trục trặc bất ngờ.

Lưu ý khi tập xe đạp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm

người-bị-thoát-vị-đĩa-đệm-có-nên-tập-xe-đạp-tập-không-ảnh3

Trước khi bắt đầu tiến hành đạp xe chữa thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần lưu ý các yếu tố sau:

Khởi động bằng động tác làm nóng cơ thể nhẹ nhàng: khép chân, cong đầu gối, tay đặt lên hông và ngả người nhẹ nhàng về phía sau; ấn gót chân xuống sàn, nâng hông về vị trí cũ. Thực hiện 3 – 5 lần sẽ làm giảm sự chèn ép của dây thần kinh cột sống và vùng thắt lưng, hạn chế các cơn đau do đạp xe gây ra.

Điều chỉnh yên xe, ghế tựa với độ cao phù hợp để cơ thể ở trạng thái thoải mái nhất.

Điều chỉnh ghế tựa với độ nghiêng vừa đủ để lưng tựa có cảm giác dễ chịu và đảm bảo điều khiển xe dễ dàng, an toàn và tiện lợi.

Đạp xe kết hợp với hít thở nhẹ nhàng để cung cấp đủ oxy cho cơ thể, tránh mất sức, gây ra tình trạng mệt mỏi, uể oải, không hứng thú luyện tập.

Không tăng nhanh khối lượng và cường độ tập: hãy bắt đầu tập luyện với cường độ nhẹ, phù hợp với thể trạng để cơ thể quen dần, sau đó mới tăng dần cường độ. Người bệnh không nên vội vàng tập luyện với cường độ lớn gây áp lực lớn cho cơ thể và làm tăng các cơn đau nhức.

Không đạp xe với vận tốc nhanh dù thể trạng cho phép: người bị thoát vị đĩa đệm sẽ có các cơn đau cột sống bất ngờ nên nếu đạp xe với vận tốc quá nhanh sẽ không có khả năng xử lý kịp thời với các tình huống đột xuất, gây ảnh hưởng xấu đến cột sống và làm tần suất các cơn đau.

Tham khảo hướng dẫn của chuyên gia chăm sóc y tế: chuyên gia sẽ giúp bạn xác định tư thế đạp xe đúng cũng như xây dựng chế độ luyện tập phù hợp với tình trạng bệnh của từng bệnh nhân. Ngoài ra, tham vấn của chuyên gia cũng sẽ giúp bệnh nhân nhận được sự hỗ trợ cần thiết khi gặp các biến cố, tai nạn bất ngờ trong quá trình tập luyện tại nhà.

 

Trên đây là những lưu ý khi đạp xe đạp tập tại nhà với người bị thoát vị đĩa đệm. SPORT1 hy vọng người bệnh sẽ tìm được phương pháp tập luyện hợp lý để hỗ trợ điều trị, mang lại hiệu quả tốt hơn, sớm lấy lại cân bằng cuộc sống. Hãy chọn mua xe đạp tập chính hãng từ thương hiệu uy tín như SPORT1 để tập luyện tại nhà, tránh xa Covid. SPORT1 vẫn duy trì chương trình Trải nghiệm miễn phí tại nhà trong 1 ngày với thiết bị tập (áp dụng tại nội thành) cùng FREESHIP vận chuyển, lắp đặt trên toàn quốc (đơn hàng trên 10 triệu) để chung tay cùng khách hàng tiết kiệm chi phí trong mùa dịch Covid.

Tham khảo các mẫu xe đạp tập mới nhất của SPORT1 tại đây

Video:

 

← Bài trước Bài sau →

Danh sách so sánh