Tập thể dục có cải thiện tình trạng thiếu máu không?

Nếu bạn hay bị xay xẩm mặt mày do thiếu máu và đang tìm biện pháp cải thiện tình trạng này mà không cần dùng thuốc thì hãy thử tập thể dục. Cùng tìm hiểu lý do và những khuyến cáo từ SPORT1 qua bài viết sau nhé.

Thiếu máu là tình trạng gì?

Thiếu máu là tình trạng mà cơ thể bạn không có đủ số lượng hồng cầu cần thiết. Các tế bào hông cầu chứa hemoglobin – một loại protein vận chuyển oxy từ phổi đến các bộ phận trong cơ thể. Nếu lượng hồng cầu thấp, các cơ quan trong cơ thể rất khó để hoạt động bình thường do thiếu oxy.

tap-the-duc-co-cai-thien-tinh-trang-thieu-mau-khong?-anh1

Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra việc tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, việc tập thể dục đơn thuần cũng có thể gây ra hiện tượng thiếu máu. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào chế độ tập luyện và dinh dưỡng của mỗi người tùy theo thể trạng.

Tập luyện cải thiện tình trạng thiếu máu thế nào?

Các bác sĩ đầu ngành Tim mạch đã nhận định mệt mỏi quá mức là triệu chứng phổ biến của tất cả các loại thiếu máu. Điều này khiến bạn không thể hoàn thành công việc hằng ngày cũng như ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của bạn. Thói quen tập luyện giúp tăng sức mạnh cơ bắp và thúc đẩy máu lưu thông đến các cơ quan, từ đó làm tăng mức năng lượng cho cơ thể. Nếu bạn đang bị thiếu máu, cách an toàn nhất là hỏi ý kién bác sĩ trước khi bắt đầu tập luyện.

tap-the-duc-co-cai-thien-tinh-trang-thieu-mau-khong?-anh2

Thiếu máu do hồng cầu hình liềm là một bệnh di truyền, trong đó các tế bào hồng cầu có hình lưỡi liềm do sự xuất hiện của một hemoglobin bất thường. Các tế bào này không thể mang đủ oxy cung cấp cho cơ thể và dẫn đến các triệu chứng của thiếu máu. Lúc này, bạn nên tập luyện ở mức độ vừa phải để cơ thể dần khỏe mạnh hơn. Chú ý uống đủ nước trước và sau khi tập để tránh cơ thể mất nước.

Nếu bạn là người mắc các bệnh lý liên quan đến thận thì hoạt động thể chất thường xuyên ở mức vừa phải cũng có thể giúp cải thiện tình trạng thiếu máu do bệnh thận gây ra. Thận khỏe mạnh thường tạo ra erythrôpietin – một loại hoocmon kích thích cơ thể sản xuất hồng cầu. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp thận đủ khỏe để tạo ra erythrôpietin. Hãy duy trì thói quen tập thể dục để kích thích sản xuất các tế bào hồng cầu.

tap-the-duc-co-cai-thien-tinh-trang-thieu-mau-khong?-anh3

Bạn có biết một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng hoạt động thể chất thường xuyên và vừa phải có thể cải thiện tình trạng thiếu máu và những tác động phụ gây ra bởi việc hóa trị cũng như xạ trị. Phụ nữ mắc ung thư vú nếu tập thể dục thường xuyên cũng giúp ngăn chặn được tình trạng thiếu máu nguy hiểm.

Vì sao tập luyện lại có thể gây ra thiếu máu?

Trên thực tế, các bài tập cardio không chỉ đốt cháy chất béo và carbonhydrat mà còn tăng nhu cầu về lượng sắt dự trữ trong cơ thể. Điều này không đáng lo ngại nếu bạn duy trì chế độ dinh dưỡng đủ sắt nhưng nếu bạn bỏ qua các thực phẩm giàu chất sắt khi tập thể dục, bạn có thể mắc hội chứng thiếu máu do tập luyện. Đây là nguyên nhân khiến hồng cầu giảm sút.

Các hồng cầu vốn làm nhiệm vụ vận chuyển oxy tới các cơ sẽ bị tổn thương và hủy hoại khi tập thể dục trong thời gian dài mà không có thời gian nghỉ. Bạn hiểu rằng nếu lượng hồng cầu mới được tạo ra bằng số hồng cầu bị phá hủy thì hiệu quả tập luyện sẽ được duy trì. Lúc này các cơ vận động được hưởng lợi nhờ việc hồng cầu cũ mất đi và tái tạo tế bào mới vì điều hiển nhiên là các tế bào mới sẽ hoạt động hiệu quả hơn.

Lưu ý khi luyện tập để tránh bị thiếu máu

Không có nhiều vận động viên thể thao gặp tình trạng thiếu hụt hồng cầu. Tuy nhiên những người hay chạy bộ đường dài và những người ăn chay là đối tượng có thể gặp tình trạng thiếu máu khi tập luyện. Nam giới trưởng thành khỏe mạnh và phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh này ở mức thấp nhất.

tap-the-duc-co-cai-thien-tinh-trang-thieu-mau-khong?-anh4

Nếu vận động thể lực trong thời gian đủ lâu và gặp các dấu hiệu như thở gấp, đau tức ngực, đau đầu và đau chân thì bạn nên nghĩ tới chứng thiếu máu khi luyện tập. Thiếu máu do thiếu sắt trong thời gian dài có thể gây ra chứng lở loét ở khóe miệng và rát lưỡi. Nếu gặp những biểu hiện này cũng như dấu hiệu kiệt sức, da dẻ xanh xao và chóng mặt thì có thể bạn đã bị thiếu máu hoặc mắc một bệnh nghiêm trọng khác. Đó là lúc bạn cần phải tới gặp bác sỹ chuyên khoa để được tư ấn kỹ hơn.

Hãy bổ sung thực phẩm giàu chất sắt vào chế độ ăn của bạn để ngăn chặn chứng thiếu máu khi tập thể thao. Các loại thịt có chứa nhiều chất sắt là thịt đỏ, cá và thịt gia cầm. Những người ăn chay có thể bổ sung sắt từ đỗ, rau bina và các loại rau xanh khác. Hạn chế uống trà đen, ngũ cốc nguyên hạt và một số protein từ đậu nành nếu bạn đang tiếp nhận sắt từ các nguồn không phải thịt. Một cách khác là bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, cà chua để tăng khả năng hấp thụ sắt từ thực vật.

tap-the-duc-co-cai-thien-tinh-trang-thieu-mau-khong?-anh5

Duy trì tập các bài tập thể dục với cường độ nhẹ và vừa để giúp kích thích sản sinh hồng cầu cho cơ thể: đi bộ nhanh, đạp xe đạp tập, bơi lội, yoga,…Các bài tập này vừa huy động sức mạnh cơ bắp của toàn thân, tăng cường trao đổi chất, giúp lưu thông khí huyết, đẩy mạnh việc thay thế tế bào hồng cầu cũ bằng tế bào mới khỏe mạnh hơn. Mặt khác, tập thể thao ở mức độ vừa phải cũng giúp cơ thể săn chắc, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, cho cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai hơn.

Bạn thấy đấy, tập luyện thể thao dù có khả năng rất nhỏ gây ra chứng thiếu máu nhưng vẫn là hoạt động tốt cho sức khỏe và duy trì tập luyện kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cải thiện chứng thiếu máu hiệu quả mà không cần dùng thuốc. Bạn hãy chọn cho mình một bộ môn thể thao ưa thích và chuẩn bị những thiết bị, phụ kiện tập hợp lúy tại SPORT1 để khỏe hơn mỗi ngày trong mùa dịch Covid hiện nay.

Tham khảo các sản phẩm Thiết bị tập SPORT1 tại đây.

Video:

← Bài trước Bài sau →

Danh sách so sánh