Xử lý chấn thương cổ tay khi tập Gym đúng cách

Chấn thương cổ tay là chấn thương thường gặp đối với những người tập Gym, đặc biệt khi tập các động tác nâng tạ, chống đẩy, plank,… Cùng SPORT1 tìm hiểu về chấn thương cổ tay và hướng xử lý đúng cách qua bài viết sau.

 

Chấn thương cổ tay khi tập Gym là gì?

Chấn thương cổ tay là hiện tượng đau vùng cổ tay do định vị cổ tay không đúng dẫn đến cấu trúc cổ tay bị yếu hoặc quá tải. Lúc này, các gân của cổ tay có thể trở nên nóng, đau, viêm, sưng và thoái hóa.

xu-ly-chan-thuong-co-tay-khi-tap-gym-dung-cach-anh1

Khi tập Gym và bị trượt ngã, theo phản xạ, bạn sẽ dùng tay để chống đỡ. Hành động này có khả năng kéo căng dây chằng kết nối giữa xương cổ tay và xương bàn tay. Từ đó dẫn đến những vết rạn nứt ở các cơ, thậm chí tệ hơn là đứt hoàn toàn dây chằng.

Chấn thương cổ tay chia làm ba mức độ:

Đau với tổn thương nhẹ ở dây chằng

Đau, tổn thương nặng hơn ở dây chằng, có cảm giác khớp lỏng lẻo và mất một số chức năng

Đau, dây chằng bị rách và khớp lỏng, mất chức năng ở mức độ nghiêm trọng.

 

Nguyên nhân của chấn thương cổ tay khi tập Gym

Chấn thương cổ tay khi tập Gym có nhiều nguyên nhân, trong đó phần lớn đến từ việc tập luyện không đúng kỹ thuật. Khi thực hiện một bài tập cơ bản như chống đẩy, cổ tay ở vị trí mở rộng trong khi phải chống đỡ cả trọng lượng cơ thể khiến áp lực qua ống cổ tay và khớp tay tăng lên.

Các động tác khác có thể dẫn đến chấn thương cổ tay bao gồm nâng tạ, squat với nắm thanh tạ, plank,.. Đau cổ tay còn có thể xuất hiện khi sức mạnh và khả năng vận động của vai bị giảm sút. Khớp vai thiếu khả năng vận động nên cổ tay và cẳng tay có thể bị lạm dụng nhiều hơn khi luyện tập, dẫn tới quá tải.

xu-ly-chan-thuong-co-tay-khi-tap-gym-dung-cach-anh2

Khi gặp một trong những dấu hiệu sau thì bạn nên nghĩ tới chấn thương cổ tay:

Đau, sưng, nóng đỏ vùng cổ tay

Trật hoặc rách ở cổ tay

Bầm tím, cổ tay yếu và mất một số chức năng

Hãy cẩn thận với chấn thương cổ tay, nhận biết đúng để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh biến chấn thương ở tình trạng nhẹ trở nên trầm trọng hơn, dẫn tới các bệnh mãn tính.

 

Xử lý chấn thương cổ tay đúng cách

Nếu chấn thương ở mức độ nhẹ đến trung bình thì nó có thể tự chữa lành theo thời gian. Các biện pháp sơ cứu đúng cách sẽ giúp đẩy nhanh thời gian tự hồi phục của cổ tay. Hãy nhớ các bước xử lý cơ bản sau:

Để cổ tay nghỉ ngơi trong ít nhất 48 tiếng.

xu-ly-chan-thuong-co-tay-khi-tap-gym-dung-cach-anh3

Chườm đá vào cổ tay để giảm đau và sưng. Lưu ý không đặt đá lạnh trực tiếp lên da, chườm cách nhau 3-4 tiếng và mỗi lần chườm không quá 30 phút, liên tục trong 2-3 ngày đến khi hết đau.

Băng cố định cổ tay.

Đặt cao cổ tay về phía tim, thả lỏng và tránh các tác động mạnh.

xu-ly-chan-thuong-co-tay-khi-tap-gym-dung-cach-anh4

Uống thuốc giảm đau chống viêm không chứa steriod sau khi tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Sử dụng nẹp để giữ cổ tay bất động trước khi đến cơ sở y tế thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa. Sau đó, căn cứ theo ý kiến của bác sĩ, bạn có thể chọn tiếp tục nẹp hoặc không bởi dùng nẹp quá lâu cũng có thể dẫn tới cứng, yếu cơ hơn.

Thực hiện các động tác kéo giãn và dùng sức theo lộ trình được bác sĩ vật lý trị liệu tư vấn phù hợp với thể trạng cá nhân.

Đối với các chấn thương cổ tay ở mức độ nghiêm trọng như đứt dây chằng, bạn có thể phải phẫu thuật để điều trị.

 

Lưu ý khi luyện tập để hạn chế chấn thương cổ tay

Nếu cổ tay của bạn đang hoạt động bình thường, hãy đảm bảo chúng hoạt động ổn định và khỏe mạnh nhất có thể bằng cách gập duỗi, xoay và massage cổ tay trước khi tập các động tác sử dụng cổ tay.

Nếu dự định nâng tạ nặng hơn bình thường, bạn hãy bắt đầu bằng những mức tạ nhẹ và từ từ thêm trọng lượng cho tới khi đạt được mức tạ như ý. Nếu được, hãy nhờ thêm người đỡ hộ tạ để đảm bảo an toàn.

xu-ly-chan-thuong-co-tay-khi-tap-gym-dung-cach-anh5

Tập luyện các bài tập đúng kỹ thuật và cường độ là một trong những biện pháp giúp giảm chấn thương. Bạn có thể sử dụng phụ kiện bảo vệ cổ tay để tránh bị trượt và chấn thương cổ tay.

Để cải thiện sức mạnh cổ tay, bạn cũng có thể treo người trên thanh xà và giữ nguyên tư thế lâu nhất có thể để cải thiện sức bám cổ tay. Tuy không được đánh giá cao nhưng bài tập này giúp bạn hạn chế đau cổ tay khi tập Gym rất hiệu quả, đặc biệt với những người mới tham gia tập luyện.

 

SPORT1 hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã hiểu rõ hơn về chấn thương cổ tay cũng như các biện pháp sơ cứu để giúp cổ tay nhanh hồi phục và không làm tăng mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Hãy lựa chọn các thiết bị và phụ kiện tập chính hãng từ SPORT1 để đảm bảo an toàn trong quá trình tập luyện và nhận được sự tư vấn tận tình về bài tập cũng như kỹ thuật tập chính xác từ các chuyên viên kinh nghiệm.

Tham khảo phụ kiện tập đa dạng của SPORT1 tại đây

 

← Bài trước Bài sau →

Danh sách so sánh