CHĂM SÓC SỨC KHỎE XƯƠNG KHỚP CHO NGÀY MƯA ẨM

Đặc sản của miền Bắc đã tới với không khí ẩm ướt và những cơn mưa phùn mang đến những bất tiện trong sinh hoat, nguy cơ bệnh đường hô hấp và “mùa cao điểm của các bệnh xương khớp” cho tuổi vàng. Cùng tìm hiểu cách chăm sóc sức khỏe xương khớp ngày mưa ẩm qua bài viết sau của SPORT1 nhé!

Vì sao bệnh khớp thường diễn ra vào mùa mưa, lạnh

Khớp là một trong những bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, trung niên và người chơi thể thao, vận động mạnh. Vào mùa mưa, lạnh, bệnh có xu hướng tăng cao.

Các vị trí dễ bị thoái hóa khớp gồm: xương sống, khớp hông, khớp gối, khớp tay - chân. Khi trời mưa, lạnh, sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút nhanh khiến vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công.

cham-soc-suc-khoe-xuong-khop-cho-ngay-mua-am-anh1

Các vị trí dễ bị thoái hóa khớp mùa mưa lạnh

Bên cạnh đó, khi nhiệt độ xuống thấp, các gân cơ thường bị co rút gây chứng vẹo cổ cấp, vận động khớp khó khăn khiến người bệnh dễ ngã, thậm chí có thể gãy xương. Bệnh nhân bị gút cũng có thể tái phát viêm khớp cấp trong tiết trời lạnh do axit uric trong máu bị kết tủa lắng đọng vào khớp gây viêm.

Ở người già, các chức năng cơ thể bị suy yếu, khí huyết giảm sút không nuôi dưỡng được cân mạch gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và đau. Mỗi sáng thức dậy, họ có thể rơi vào tình trạng cứng khớp cổ tay, chân và bàn tay (do ngồi xổm, đứng, gác chân ở một tư thế quá lâu). Người bệnh phải gấp, xoay cổ tay... một hồi mới giảm bớt cảm giác cứng khớp.

Thời gian cứng khớp có thể kéo dài hàng giờ, gây đau đớn, không thể cử động được. Đây là biểu hiện của chứng viêm khớp thấp. Nếu không chú ý điều trị và giữ gìn sức khỏe dễ dẫn tới sưng đau khớp kéo dài, nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí tàn phế.

Các bệnh mãn tính như viêm, thoái hóa khớp, thấp khớp cũng trở nặng khi trời mưa, lạnh vì sức đề kháng của cơ thể giảm.

Cần chú ý điều gì để ngừa đau xương khớp vào mùa mưa

Giữ ấm cho cơ thể

Thời tiết nồm ẩm, lạnh và mưa phùn làm hạn chế lưu lượng máu đến các chi và các cơ quan. Vì vậy, cần mặc nhiều áo để giữ ấm cơ thể, tránh nhiễm lạnh. Khi ra ngoài nhớ mặc áo mưa để không bị ướt. Với thời tiết xuân dễ dính mưa phùn này, hãy luôn mang theo áo mưa hoặc ô.

Tăng cường giữ ấm cơ thể, đặc biệt cần lưu ý giữ ấm các khớp dễ bị thoái hóa như khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay, bàn tay,…

cham-soc-suc-khoe-xuong-khop-cho-ngay-mua-am-anh2

 

Khi khớp có dấu hiệu tê bì, đau nhức cần làm ấm, chườm nóng, xoa bóp dầu xung quanh vị trí đau. Việc làm này giúp các mạch máu giãn ra, khí huyết lưu thông dễ dàng đi nuôi các khớp. Tuyệt đối không chườm nóng hay xoa bóp trực tiếp lên vị trí đau vì sẽ gây sưng viêm nghiêm trọng hơn.

Bệnh nhân cũng có thể áp dụng mẹo dân gian để giảm đau xương khớp. Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối rồi nướng nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm giảm đau, giảm sưng. Còn với những người có nguy cơ cao bị đau khớp (người lớn tuổi, béo phì...) có thể dùng bài thuốc này chườm lên khớp hàng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.

Một cách khác là ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng mỗi ngày, một lần vào thời gian thuận lợi, khoảng 15-30 phút. Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ ăn uống như cần phải chú ý bổ sung đầy đủ protein, các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, D và các nguyên tố vi lượng; đồng thời ăn nhiều thực phẩm hàm chứa nhiều canxi như sữa, chế phẩm từ đậu, các loại hạt, rau củ quả…, đồ ăn có nhiều collagen. Hạn chế sử dụng các chất kích thích, đồ đông lạnh, nội tạng động vật, đồ ăn nhanh hoặc có tính nhiệt,... vì những thực phẩm này sẽ sinh ra các chất không tốt cho xương khớp.

cham-soc-suc-khoe-xuong-khop-cho-ngay-mua-am-anh3

 

Ăn nhiều rau, thịt nạc và trái cây có thể giảm nhẹ cơn đau khớp. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn. Cung cấp đủ thành phần dinh dưỡng, nước uống nhằm đảm bảo năng lượng cho cơ thể.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ thiếu hụt vitamin D liên quan đến các cơn đau khớp. Vì thế bạn cần bổ sung dinh dưỡng có chứa vitamin D. Cần đảm bảo chế độ ăn đầy đủ vitamin D và canxi.

Duy trì vận động và tập luyện nhẹ nhàng

Để chăm sóc sức khỏe xương khớp, chúng ta nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập đơn giản và nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe đạp, các bài tập dưỡng sinh. 

cham-soc-suc-khoe-xuong-khop-cho-ngay-mua-am-anh4

>>> Xem thêm Xe đạp tập SPORT1 tại đây

Điều này sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, các mô sụn có điều kiện để hấp thu dưỡng chất, tăng tiết dịch và bôi trơn khớp. Vận động thường xuyên không chỉ giúp ích cho xương khớp mà còn tăng sức đề kháng, và ngăn ngừa một số rủi ro sức khỏe, đồng thời mang đến cảm giác sảng khoái, tinh thần thoải mái.

cham-soc-suc-khoe-xuong-khop-cho-ngay-mua-am-anh5

>>> Xem thêm Máy chạy bộ SPORT1 tại đây

Với người bị khớp gối, không nên làm động tác ngồi xổm hay khom người. Không nên vận động quá nhiều, người thích đi bộ nên giảm cường độ. Nên phân chia các tư thế khác nhau, đừng chỉ làm một tư thế suốt ngày.

cham-soc-suc-khoe-xuong-khop-cho-ngay-mua-am-anh6

Thiết bị tập SPORT1 chỉ với 15 phút mỗi ngày giúp tăng cường tuần hoàn máu, vận động nhẹ nhàng toàn thân tại nhà, không bị cản trở bơi thời tiết, sẽ hỗ trợ các khớp vận động linh hoạt hơn, thúc đẩy quá trình đào thải độc tố, ổn định huyết áp và cải thiện giấc ngủ của bạn.

Với kinh nghiệm hơn 16 năm trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối Thiết bị tập chính hãng cùng đội ngũ chuyên viên tư vấn có kinh nghiệm lâu năm, từng là HLV tại các phòng gym 5 sao, SPORT1 cung cấp cho bạn không chỉ Thiết bị tập chính hãng mà còn tư vấn lộ trình tập luyện phù hợp với thể trạng, mục đích và thời gian cá nhân.

← Bài trước Bài sau →

Danh sách so sánh